CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ MẠNH PHẢI CÓ "BỐN CẦN"

CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ MẠNH PHẢI CÓ "BỐN CẦN"

1. CẦN PHÁT TRIỂN ĐOÀN VIÊN;

2. CẦN  QUẢN LÝ TỐT ĐOÀN VIÊN; 

3. CẦN  NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐOÀN VIÊN;

4. CẦN  ĐẢM BẢO QUYỀN LỢI CHO ĐOÀN VIÊN.
 

NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM, CỐT LÕI 


- Thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ cho người lao động, qua đó thu hút, tập hợp được người lao động đến với tổ chức của mình. Nhiệm vụ của công đoàn cơ sở là phải giữ cho được số đoàn viên, chuẩn bị tâm thế để thu hút, tập hợp và phát triển thêm đoàn viên công đoàn. 

- Xác định rõ nhiệm vụ cho công đoàn cơ sở cơ sở, không để công đoàn cơ sở ôm đồm quá nhiều việc, tập trung vào nhiệm vụ chính, trọng yếu là đại diện, bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên, người lao động. Tập trung triển khai các chương trình như: Thương lượng tập thể, phúc lợi đoàn viên… 

- Quan tâm đến chế độ đối với cán bộ công đoàn cơ sở và xem xét rõ vị thế cán bộ công đoàn cơ sở tại cơ sở. Đối với cán bộ công đoàn cơ sở, cũng phải  xác định đây là một nhiệm vụ, công việc, cần thay đổi suy nghĩ, hành động, cần “nói thì phải làm”, và khi đã làm phải có kết quả, hiệu quả cụ thể. Cán bộ công đoàn cấp trên phải có cơ chế bảo vệ và chăm lo phát triển Đảng đối với cán bộ công đoàn cơ sở, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ công đoàn cơ sở…

- Cân nhắc thêm mô hình hoạt động công đoàn cơ sở hiện nay. Theo đó, trong cơ cấu của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở, cần có những người có trí tuệ, hiểu biết về hoạt động của đơn vị để tham gia đóng góp với đơn vị, từ đó tham gia xây dựng chính sách cho đoàn viên, người lao động sẽ hiệu quả hơn.

(Trích phát biểu của ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tại Hội thảo "Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước” do Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tổ chức tại Cung văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô sáng 23/4)